Thiết lập các bược để có một hồ thủy sinh đẹp
Hãy cùng setup 1 hồ thủy sinh đẹp bằng các bước dưới đây , và những chuẩn bị cần thiết!
Quá trình ban đầu :
Sau khi đã đổ đất nền và hệ thống đèn , CO2
Quá trình đầu tiên đó là chính là sự tưởng tượng của các bạn , phải thật kiên nhẫn nhé!
Các bạn có thể phát họa lên bìa cứng trước khi setup
Và hãy đừng ngần ngại tháo gỡ nhiều lần nếu như không thích
Lấy cảm hứng từ khắp nơi:
Xung quanh ta có biết bao nhiêu cảnh đẹp:
Rừng núi , sông , hồ , suối, Sa mạc,
Để tìm ra chủ đề chính của bạn
Tiểu cảnh lấy cảm hứng từ các dãy núi cao vút, gắn rêu tạo cảm giác chân thật
Các phong cách thiết lập hồ thủy sinh:
IWAGUMI
Hồ Iwagumi đại diện cho sự đơn giản , mà đẹp, đúng với phong cách Nhật Bản
Các nét tinh tế hài hòa , và đan xen giữa sự mềm mại tinh tế
Đá được dùng rất nhiều , Đá lớn làm điểm nhấn cho các khối nhỏ hơn , tạo cảm giác rất thiên nhiên,
Thủy sinh iwagumi , thường dùng rêu hoặc cây nhỏ
Phong cách Hà Lan:
Phong cách Hà Lan chủ yếu là về cây cối.
Phong cách này ít nhấn mạnh ở gỗ lũa hay đá , Cây thủy sinh được trồng và phối hợp màu sắc cây là chủ yếu.
Phong cách này rất phổ biến vì cảnh quan cây tuyệt đẹp
Nói chung hồ thủy sinh này cần rất nhiều thời gian lẫn, chế độ chăm sóc cao.
Phong cách Tự Nhiên:
Phong cách này khi bạn thiết lập hồ thủy sinh của mình theo một cảnh , 1 phần của tự nhiên
Cây , lũa , sỏi , đá được sắp xếp trong giống như hồ nước , một dòng sông.
Sự sắp xếp hợp lí, là yếu tố quan trong nhất . Việc mô phỏng này rất khó khăn và cần thiết lập các bước trên giấy tờ trước khi vào hồ thủy sinh
Một đàn cá nhỏ , sẽ làm cảnh quan sinh động và rất giống thật
Những điều cần tránh khi setup hồ Thủy sinh:
1 Sử dụng quá ít thực vật: Hãy bắt tay và trồng những loại cây rêu cần thiết , vì những điều này làm sinh động cảnh quan, càng thật càng đẹp
2 Sử dụng những lũa tán quá rộng: Sẽ làm cảnh của bạn không được sâu, Tán rộng thì rất tốn công để cấy rêu , hình dạng quá lớn làm choáng hết các thứ khác
3 Nản lòng: Xác định rằng , khi bắt đầu làm có rất nhiều thứ, và ngốn nhiều thời gian của bạn , ghi nhớ câu " Dục tốc bất đạt"
4 Đơn giản hiệu quả: Không cần thiết phải che lấp hết những khoảng trống trong hồ , hở chỗ nào là trồng hoặc lấp đá chỗ đó, tinh tế và hiệu quả.
Những Tỉ lệ để thiết lập cảnh:
Tránh đối xứng:
Một cảnh bị đối xứng hay bên, nhìn rất mô típ , và không hài hòa như 1 cảnh thiên nhiên, hãy để mọi thứ như sự vật xung quanh ta
Tiêu điểm: Tập trung tụ cảnh lại 1 chỗ ở giữa, những không phải là tiêu điểm ở giữa . Hãy sử dụng tỉ lệ vàng 1:1,62 chiều dài hồ
Tính tỉ số vàng:
Chia hồ các bạn thành 100 phần, thì 61.8 phần là con số vàng để thiết lập cảnh trong đó . Tập trung tất cả điểm nhấn trong tiểu cảnh của bạn trong 61.8 % chiều dài này
Điểm đẹp nhất:
Điểm nhìn đẹp nhất là điểm lớn nhất , sáng nhất ấn tượng nhất trong hồ thủy sinh của bạn.
Cụ thể như hòn đá cao nhất trong hồ, một miếng gỗ lũa lớn , hoặc một cái cây thủy sinh cao và đẹp
Thiết lập dốc :
Các dốc trong cảnh sẽ làm cảnh đẹp hơn
Nền dốc trong như một dãy núi thoải xuống, hay 1 dòng sông dần mờ sâu sắc hơn và tinh tế hơn
Màu và kích thước cây thủy sinh:
Lựa chọn cây trồng trong hồ thủy sinh đặc biệt quan trọng:
Vì mỗi loại cây có chiều dài kích thước khác nhau, có sự tương thích giữa các loại này , nhưng loại khác lại không
Và mỗi loại cây sẽ thích hợp với một cảnh mà bạn cần nắm bắt
Sử dụng cây màu :
Nhấn nhá bằng các cây màu sẽ giúp cảnh sinh động hơn, điều đặc biệt đừng làm quá nhiều vì nó rất hút điểm nhìn , làm mất sự tập trung vào các thứ khác trong hồ
Sử dụng cây tán rộng:
Sự đa dạng của các loại cây sẽ giúp cảnh nhìn rất giống tự nhiên,
Các cây lá lớn sẽ làm cảnh của bạn nhỏ lại, và ngược lại
Hãy sắp xếp hợp lí , không thì rất hỗn độn và rất bất hợp lí
Các bước trồng cây:
Trước tiên nên vạch ra địa điểm của các cây được trồng , không sẽ rất loạn nếu không được định trước
Trồng từ nền sau sang tiền cảnh : Trồng các cây to rất dễ nên làm từ phía sau hồ đến phía trước hồ, bởi các cây lớn ít bị tác động bởi các cử động của bạn. Vì thế trồng cây to trước và các cây nhỏ đòi hỏi tỉ mỉ sau
Gắn cây vào lũa đá trước khi cho vào hồ thủy sinh: khi vào hồ bị hạn chế bởi kích thước hoặc các góc hồ , rất khó cử động
Luôn luôn gắn các loại rêu thật kĩ: các loại rêu không rễ và nhỏ , nên cần xử lí thật gọn gàng và kĩ vào lũa hoặc đá trước khi cho vào hồ, tránh trường hợp , trôi lềnh bềnh, và rã ra dưới nước mắc vào hộp lọc
Nhíp : Sử dụng cây nhíp trong các thao tác , gắn , cố định, sẽ làm nhanh hơn, chính xác hơn là dùng tay không