Cách phòng bệnh cho cá La Hán vào mùa lạnh

Cách phòng bệnh cho cá La Hán vào mùa lạnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên mọi người cần chuẩn bị và tìm hiểu các cách đẩy lùi bệnh trước khi vào mùa lạnh

Cách phòng bệnh cho cá La Hán vào mùa lạnh

Vào mùa lạnh nhiệt độ giảm mạnh cá chưa kịp thích nghi với môi trường , và hàng tá bệnh dịch như Nấm , kí sinh .. sẽ tấn công vào những chú cá La Hán của các bạn nên công cuộc phòng ngừa sẽ đơn giản và hiệu quả hơn khi cá các bạn lâm bệnh. Và căn bệnh phổ biến nhất đó là Nấm vì khi nhiệt độ ức chế khuẩn nấm là 30 độ nên vào mùa lạnh sẽ là môi trường lí tưởng để khuẩn hại này lây lan đến nhà nhà , người người,

 

Chúng ta bước và phần chính là Phòng bệnh:

Sưởi : Đầu tiên các bạn nên đầu tư một cây sưởi có rất nhiều loại và công suất 200w 300w .. nên tìm 1 cây phù hợp với kích thước hồ trước để đở tốn tiền điện hàng tháng vì một cây sưởi mỗi tháng có thể ngốn đến 120 nghìn tiền điên  nếu bật 24/24 ( sưởi đã có công tắc ngắt khi đủ nhiệt độ)

Bật sưởi 30 độ : ngăn ngừa khuẩn nấm , nhiệt độ nước ổn định trong vùng 28-30 độ tránh tình trạng sốc nhiệt do ban đêm mức nhiệt giảm xuống mạnh. Sau một thời gian dùng các bạn có thể giảm mức nhiệt trong sưởi xuống 28 độ vì cá đã quen với mùa lạnh.

 

Chế độ ăn vừa đủ : thứ nhất :giảm tải hoạt động dạ dày cá thanh thoát hơn , đừng vì thấy cá ăn khỏe mà cho quá tay dẫn đến tình trạng sình bụng 

                                  thứ hai  :  tránh lượng thức ăn thừa tồn đọng dưới đáy tạo điều kiện vi khuẩn , kí sinh trùng phát triển từ phần thức ăn thừa đó

lượng thức ăn sẽ giảm tải còn 60-70% ngày bình thường .

 

Muối : các bạn nên bỏ thêm một lượng muối hột vừa phải , vì thật sự muối như “thần dược” của cá giúp tiêu diệt vi khuẩn , nâng cao hệ đề kháng của cá 

 Thêm 40-50 % lượng muối lúc đầu bỏ trong bể , nếu bạn chưa dùng muối thì bỏ 100g/ 100 lít nước ( lấy dài x rộng x cao ) sẽ ra số lít nước trong hồ .

 

 

Chế độ thay nước

Thông thường bể La Hán 3 ngày nên thay 30% để đào thải lượng chất thải có trong nước và bổ xung nước mới nhưng khi chuyển mùa thì chỉ cần thay 20% (tuần 2 lần) mà thôi.
– Điều quan trọng là trong mùa lạnh khi thay nước phải lưu ý về việc CHÊNH LỆCH NHIỆT ĐỘ. Vào giữa mùa đông Miền Bắc có khi lạnh 6,7 độ, nếu thay 20->30% lượng nước trong bể thì chắc chắn nước sẽ bị kéo tụt xuống 3,4 độ khi này rất nguy hiểm cho cá do sốc nước (nhiệt độ)
Để khắc phục việc này, mình thường làm như sau:
– Chia nhỏ lần thay: thay vì 3 ngày thay 30% thì thay hàng ngày 10% (việc này đòi hỏi phải có thời gian).
– Hạn chế lượng nước cho mỗi lần thay (không quá 15%) vẫn thay tuần 2 lần, khi này lượng nước thay ít hơn đồng nghĩa với việc phải cho cá ăn giảm để trong nước lượng chất thải không tăng cao.
– Làm ấm nước trước khi thay: mình thường dùng vòi có ren rồi vặn vào vòi Sen của gia đình, khi này nước thay là nước đã qua bình nóng lạnh, nếu có ít bể thì cho nước ra với nhiệt độ như trong bể. Nếu có nhiều bể thì chỉ cần cho nước âm ấm, nghĩa là không LẠNH NGẮT như trên bình chứa là được, miễn là đừng làm nước trong bể cá bị KÉO TỤT xuống do nước ĐẦU VÀO QUÁ LẠNH.
– Hoặc có thể lấy sẵn 1 xô nước rồi đổ 1 ấm nước sôi vào rồi thay vào bể cá, mục đích cũng là để nước KHÔNG QUÁ LẠNH.
– Nếu không làm được những điều như trên thì có thể đặt xô nước bên cạnh, dùng gáo đổ từ từ vào bể, thỉnh thoảng cho vài gáo, mục đích cũng là để sưởi có thể làm ấm nước từ từ chứ nếu đổ cả vào bể cá sẽ lạnh đột ngột và đợi sưởi làm nước đủ ấm thì quá lâu.

 

Việc phòng bệnh cho cá rất quan trọng nên các bạn hãy bắt tay vào làm những công việc cần thiết để bảo vệ chú cá của mình qua Mùa lạnh khắc nghiệt!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *