Cá la hán nuôi chung với những loại cá nào ?

Cá la hán nuôi chung với những loại cá nào ?

Với bản tính hung hăng thì cá La Hán chỉ có nuôi chung với một vài loại cá khác mà thôi!

Cá la hán nuôi chung với những loại cá nào ?

Nói về La Hán chuyên cá lớn nuốt cắn cá bé là chuyện bình thường nếu các bạn nuôi nhiều con trong hồ , kể cả cá bột lên được 1 đốt tay thì tính cách vẫn hung hăng như thường  Ngay chủ nuôi, mỗi khi có việc lại gần hồ cá, con cá bên trong vừa chợt thấy đã tiến nhanh về phía bóng người, và sẵn sàng phùng mang trợn mắt sẵn sàng đối địch. Nó phản ứng tức thời và bén nhạy với những cử động qua lại hay lên xuống của bàn tay chủ nuôi đứng bên ngoài. Nếu lúc đó ta thọc tay vào hồ, chắc chắn nó sẽ tấn công ngay. Nhiều người tự hỏi tại sao giống cá La hán có thân mình đẹp đẽ đó lại hung dữ hiếu chiến như vậy? Và họ đã tự tìm được câu trả lời hợp lý như sau: Do bản tính hiếu chiến tự nhiên thừa hưởng của tổ tiên là loài Cichlid truyền lại. Tổ tiên chúng trong đời sống hoang dã bên ngoài con nào cũng tự chiếm cho mình một lãnh địa riêng để có thức ăn đầy đủ mà sinh tồn, cũng là tổ ấm trong mùa sinh sản, đồng thời bảo vệ cho thế hệ tiếp nối.

 

Nói cách khác, chúng có tính bảo vệ lãnh thổ cao , sẵn sàng chiến đấu với những con cá khác bước vào lãnh thổ kể cả to hơn .

 

Với hiện tại khi nuôi cá La Hán trong hồ kính chật hẹp thì tính hiếu chiến của dòng này lại càng tăng thêm. Chúng ta cũng biết cá La hán mẹ luôn rất ham con, nó nuôi đàn con rất chu đáo. Vì thế, cá mẹ luôn cảnh giác trước những kẻ lạ xâm nhập vào lãnh địa của nó. Khi gặp cá lạ, nó sẽ biểu tỏ tính hung dữ bằng cách lao tới tấn công ngay.

Khi đã ở vào lứa tuổi trưởng thành, trong mình bản tính đã nổi dậy thì mỗi ngăn hồ chỉ nuôi được một con cá La hán mà thôi. Nếu nuôi hai con chung một hồ, dù một trống một mái thì con yếu sức sớm muộn gì cũng bị con kia cắn chết. Trong trường hợp can ngăn ra được thì con kia cũng ít nhiều bị thương tật, không tróc vả cũng rách vây, coi như sống dở chết dở. Nhiều người đã nuôi hai con chung nhau từ lúc còn nhỏ, với hi vọng là sau này chúng sống thân thiện với nhau nhưng cuối cùng cũng gặp thất bại thảm hại… 

 

1. Cá la hán sống chung với cá Hồng két “cá hề” :

 Khi chú cá La Hán được tầm 1-2 ngón tay người ta thường cho kè cá Hồng két vì con này khá “trâu” lì lợm  để chú cá La Hán có thể sung hơn mau bung đầu , màu . Vẫn có trường hợp Hồng Két chết vì sự chênh lệch độ lớn , thế nên khi muốn nuôi nên chọn 1 chú Hồng két to hơn một chút để không dẫn đến tình trạng bị cắn chết .  Và nuôi chung trong giai đoạn cá La Hán nhỏ hơn 2 ngón tay.

 

2. Cá La Hán sống chung với Cá Chép.

Cá chép có tên khoa học là Cyprinus, thuộc giống cá nước ngọt, cũng thuộc dòng cá kiểng do sở hữu thân mình thon thả, màu sắc đa dạng như Chép vàng, Chép bạc, Chép xanh, Chép đen … Cá chép trưởng thành cũng có kích thước đồng cỡ hoặc lớn hơn cá La hán, do bản tính hiền lành nên khi thấy động, có thể bị nguy hiểm là cá chép liền đổi hướng lùi nhanh ra khỏi ranh giới của cá La Hán.

 

3. Cá La Hán sống chung với cá Trê

Tuy không phải thuộc vào loài cá cảnh, nhưng việc nuôi chung cá La Hán với cá Trê cũng có những điểm lợi như : Cá Trê là loài cá ăn tạp, ăn thức ăn ở tầng đáy, khẩu phần là các loại thức ăn đã thối rữa do cá La Hán ăn thừa lắng động ở phần đáy. Nói cách khác, việc sống chung với cá Trê giúp cho phần hồ của cá La Hán trở nên sạch sẽ hơn, môi trường trở nên trong sạch hơn. Thêm điểm nữa là việc cá Trê chỉ hoạt động vào ban đêm, do đó mà tránh được việc động độ với cá La Hán vào ban ngày.

 

4. Cá La Hán sống chung với cá Lau Kiếng

Được mệnh danh như một chiếc máy hút bụi cho hồ cá, cá Lau Kiếng không những dọn sạch hồ, chùi kiếng hồ sạch sẽ, ăn rêu bám, chất thải của cá La Hán nuôi chung hồ.

Vì cá Lau Kiếng có công năng như vậy nên việc nuôi chung với cá La Hán là hợp lý và được khuyến khích.

Mặt khác, bản tính của cá Lau Kiếng là nhút nhát cho nên chúng chỉ ló dạng khi thực sự yên tĩnh và cảm thấy môi trường sống chung quanh an toàn. Khi bị động thì nó sẽ lập tức tìm chỗ khuất để trốn ngay. Thêm nữa là giống như cá Trê, cá Lau Kiếng cũng là loài thường ăn mồi ở tầng đáy, nên việc động độ giữa chúng với cá La Hán là hiếm gặp.

Cá Lau Kiếng có nhiều loại : loại có kích thước nhỏ thì khi trưởng thành chừng 50cm là Microglanis poecilus, loại lớn hơn là Plecosmus Loricariidea, khi trưởng thành thì đạt chiều dài khoảng nửa mét và nặng tới vài kí lô.

Tốt nhất nên chọn cá Lau Kiếng có kích thước lớn, khoảng chừng bằng hoặc hơn cá La Hán. Tính vừa nhút nhát nhưng khi mới nhìn vào thì trông cũng hung dữ không kém.

 

 

Tổng quan về việc nuôi chung cá La Hán thì không cần thiết , nhưng nếu các bạn thấy hồ của mình hơi buồn vì chỉ có 1 con cá

thì hãy chọn các loại cá trên để nuôi chung nhé.

Chúc các bạn thành công !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *